Tiêm nội nhãn: Tiêm 1 lần hay tiêm theo liệu trình? Câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tìm hiểu nhé.
Tiêm nội nhãn là gì?

Tiêm nội nhãn là một thủ thuật y khoa trong đó thuốc (thường là các loại thuốc chống tăng sinh mạch máu hoặc corticosteroid) được tiêm trực tiếp vào khoang dịch kính của mắt – khu vực nằm phía sau thủy tinh thể và trước võng mạc. Phương pháp này cho phép thuốc tác động nhanh chóng và chính xác đến vùng tổn thương, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc dùng thuốc nhỏ mắt hay uống.
Tiêm nội nhãn điều trị bệnh lý gì?
Bệnh Võng Mạc Tiểu Đường

Đây là biến chứng nghiêm trọng ở mắt do bệnh tiểu đường gây ra. Khi đường huyết không được kiểm soát, các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết, phù nề hoặc tăng sinh mạch máu bất thường. Tiêm nội nhãn với thuốc chống tăng sinh là lựa chọn hàng đầu để kiểm soát tình trạng này, đặc biệt ở giai đoạn nặng.
Phù Hoàng Điểm

Phù hoàng điểm xảy ra khi chất lỏng tích tụ ở vùng trung tâm của võng mạc, gây mờ mắt và giảm thị lực nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể đến từ:
- Bệnh tiểu đường (phù hoàng điểm do tiểu đường).
- Tắc tĩnh mạch võng mạc.
- Viêm màng bồ đào.
Tiêm nội nhãn với thuốc chống tăng sinh mạch máu hoặc corticosteroid giúp giảm phù, cải thiện thị lực và ngăn ngừa tổn thương thêm.
Polyp Hắc Mạc
Đây là một bệnh lý hiếm gặp ở mắt, liên quan đến sự phát triển bất thường của các mạch máu trong lớp hắc mạc. Khi không được kiểm soát, các mạch máu này có thể gây xuất huyết, phù nề hoặc rò rỉ dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Xem thêm: Ai phù hợp với tiêm thuốc nội nhãn
Tiêm nội nhãn: Chỉ tiêm 1 lần hay tiêm theo liệu trình?

Khi nào cần tiêm 1 lần?
Với các trường hợp bệnh lý nhẹ, một mũi tiêm nội nhãn có thể đủ để kiểm soát tình trạng và cải thiện thị lực như:
- Phù hoàng điểm mức độ nhẹ: Tích tụ dịch không nghiêm trọng, đáp ứng tốt với thuốc chống tăng sinh mạch máu hoặc corticosteroid.
- Viêm màng bồ đào không biến chứng: Viêm được kiểm soát nhanh sau 1 lần tiêm.
- Xuất huyết dịch kính nhỏ: Vùng xuất huyết không lan rộng, có thể tự tiêu với sự hỗ trợ của thuốc.
Trong những trường hợp này, hiệu quả của mũi tiêm thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và bệnh nhân chỉ cần tái khám để theo dõi mà không cần tiêm thêm.
Khi nào cần tiêm theo liệu trình?
Với các bệnh lý mãn tính hoặc nặng, việc tiêm nội nhãn theo liệu trình (thường cách nhau 4-6 tuần) là cần thiết để duy trì hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng:
- Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn nặng: Phù hoàng điểm nghiêm trọng, xuất huyết nhiều hoặc nguy cơ bong võng mạc.
- Tắc tĩnh mạch võng mạc: Gây phù kéo dài, cần tiêm định kỳ để kiểm soát.
- Thoái hóa hoàng điểm thể ướt: Mạch máu bất thường có thể tái phát, đòi hỏi tiêm nhắc lại.
Liệu trình cụ thể sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên kết quả khám và xét nghiệm (như chụp OCT hoặc chụp hình màu đáy mắt). Thông thường, bệnh nhân có thể cần 3-6 mũi tiêm ban đầu, sau đó giảm dần tần suất tùy theo mức độ đáp ứng.
Đối tượng chống chỉ định tiêm nội nhãn
Người Bị Nhiễm Trùng Mắt

Nếu mắt đang bị viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc nhiễm trùng khác,… việc tiêm nội nhãn có thể làm tình trạng tồi tệ hơn, thậm chí gây viêm nội nhãn – một biến chứng nguy hiểm.
Người Dị Ứng Với Thuốc

Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc (như Bevacizumab, Ranibizumab hoặc corticosteroid) cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi tiêm.
Phụ Nữ Mang Thai Hoặc Cho Con Bú

Hiện chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn của tiêm nội nhãn với thuốc chống tăng sinh mạch máu ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Do đó, bác sĩ thường tránh chỉ định trong trường hợp này.
Người Có Tiền Sử Bong Võng Mạc Hoặc Teo Thần Kinh Thị

Trong những trường hợp này, tiêm nội nhãn thường không mang lại hiệu quả và bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp khác.
Tại sao nên tiêm thuốc nội nhãn tại Mắt Sài Gòn Đồng Tháp
Trang thiết bị máy móc hiện đại

Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tự hào là bệnh viện mắt có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ phục vụ khám và điều trị mắt chuyên sâu được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng từ Anh, Đức, Mỹ… Bệnh viện còn sở hữu công nghệ phòng phẫu thuật hiện đại tiến tiến, đảm bảo mang lại chất lượng điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Bệnh viện mắt ở Đồng Tháp: Uy tín, chất lượng, hiệu quả
Được tiêm bởi chuyên gia đầu ngành

Khách hàng được tiêm bởi Bác sĩ CKII Đoàn Quốc Việt, bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các biến chứng về mắt do tiểu đường từ nặng đến rất nặng.
Quy trình kiểm soát chống nhiễm khuẩn

Tiêm nội nhãn là một quá trình đòi hỏi cần phải có sự vô trùng, do đó bệnh nhân sẽ được tiêm trong phòng mổ áp lực dương theo tiêu chuẩn của Châu Âu. Hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng gây biến chứng mắt.
Tiêm không đau, an toàn

Quy trình tiêm thuốc nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp được thực hiện nhẹ nhàng, an toàn và không gây đau. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc gây tê bề mặt nhãn cầu, bệnh nhân hầu như không cảm thấy đau. Quá trình tiêm chỉ mất vài giây, nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm: Tiêm thuốc nội nhãn có đau không?
Tiêm tại Đồng Tháp, không cần phải di chuyển lên Sài Gòn

Tiết kiệm được thời gian, chi phí, bệnh nhân không cần phải di chuyển xa.
Liệu trình tiêm thuốc nội nhãn thường phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của thuốc. Nếu bạn hoặc người thân có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với bệnh viện qua Hotline 0356 633 303 hoặc đến địa chỉ 303 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp để được hỗ trợ nhanh nhất.