Nhìn vào mắt của người đau mắt đỏ có lây không? Các chuyên gia nhãn khoa khẳng định đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra đau mắt đỏ, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Mắt Sài Gòn Đồng Tháp cùng tìm hiểu nhé.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, bệnh khiến lòng trắng của mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, xảy ra khi kết mạc bị kích thích do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Bệnh xảy ra quanh năm, rất dễ lây, lan rộng thành dịch vào khoảng thời gian chuyển từ mùa hè sang mùa thu.
Xem thêm: Đau mắt đỏ và những biến chứng không ngờ
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
- Lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ.
- Sưng kết mạc (lớp mỏng tạo viền trắng của mắt và bên trong mí mắt) và/hoặc mí mắt.
- Tăng sản xuất nước mắt.
- Ngứa, kích ứng.
- Tiết dịch (mủ hoặc chất nhầy).
- Đổ nhiều ghèn làm dính mi mắt, đặc biệt là vào buổi sáng. Dịch đặc có thể làm mờ tầm nhìn, nhưng một khi dịch tiết được xóa sạch, thị lực sẽ không bị ảnh hưởng.
- Nhạy cảm với ánh sáng
Một số triệu chứng khác đi kèm:
- Viêm kết mạc do virus: Có thể xảy ra đồng thời với các triệu chứng của cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
- Viêm kết mạc do vi khuẩn: Mắt tiết dịch (dạng mủ), có thể làm mí mắt dính vào nhau. Đôi khi xảy ra đồng thời với nhiễm trùng tai.
- Viêm kết mạc do dị ứng: Có thể kèm theo triệu chứng dị ứng, như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng.
Nguyên nhân viêm kết mạc dị ứng
- Nhiễm khuẩn: Do virus, vi khuẩn, vi nấm.
- Không nhiễm khuẩn: Dị ứng, hóa chất, giảm bài tiết nước mắt gây khô mắt.
Nhìn vào mắt của người đau mắt đỏ có lây bệnh không?
Nhiều người cho rằng nhìn vào mắt của người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhãn khoa khẳng định đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh.
Đau mắt đỏ lây qua những đường nào
- Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, rỉ mắt, nước bọt, nước mắt) đều là nguồn lây nhiễm khá mạnh.
- Lây nhiễm qua đường hô hấp: Giọt nước bọt, nước mũi bắn trong không khí.
- Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: Khăn mặt, khăn tắm, dùng chung cốc nước, bát đũa…
- Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang.
Xem thêm: Tự mua thuốc điều trị đau mắt đỏ, bệnh nhân xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm
Điều trị bệnh đau mắt đỏ như thế nào
- Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt nên đến bs khám ,hướng dẫn điều tri
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ khám – kê đơn – hướng dẫn điều trị (vệ sinh mắt ,thuốc kháng sinh ,kháng viêm …)
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.
Trên đây là bài viết của Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp về đau mắt đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị. Nếu mọi người đang có những triệu chứng trên, đến ngay Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp để được khám và điều trị. Hotline 0356 633 303, địa chỉ 303 Phạm Hữu Lầu, P6, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.
(Theo Mắt Sài Gòn Đồng Tháp)