Mù màu là bệnh không phân biệt được một số màu sắc nhất định. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Vậy mù màu có chữa khỏi không, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tìm hiểu nhé.
Mù màu là bệnh lý gì?
Mù màu (hay rối loạn sắc giác – color blindness) là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt một số màu sắc nhất định. Người bệnh vẫn nhìn rõ vật chỉ là khả năng nhận biết màu sắc bị hạn chế. Theo nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Bệnh có thể di truyền cho các thế hệ sau.
Triệu chứng nhận biết mù màu
- Ở mức độ nhẹ: Người mù màu gặp khó trong việc phân biệt xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng
- Ở mức độ nặng: Mức độ nặng không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
- Thường xuyên dùng sai màu khi vẽ
- Với những trang sách có nhiều màu sắc thường không đọc được
- Trẻ thường kêu đau đầu, đau mắt khi nhìn vào đồ vật có màu đỏ trên nền xanh lá và ngược lại
Nguyên nhân gây mù màu
Di truyền: Mù màu là bệnh di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ XX, ở nam XY). Nguyên nhân bệnh mù màu là người mắc có đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, gây rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc (thông thường là gen lặn). Các bé trai nhận được từ mẹ loại gen này sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu
Tiếp xúc với một số hóa chất tác động xấu đến hệ thần kinh như kim loại nặng, dung môi hữu cơ.
Tiếp xúc lâu dài với đèn hàn, xì sẽ làm tổn thương cấu trúc mắt.
Có các loại mù màu nào?
Mù màu đỏ – xanh lá: đây là dạng hay gặp nhất, có tính chất di truyền. Một số những ví dụ ở trường hợp này là không phân biệt được màu đỏ và đen, màu vàng và xanh lá cây, màu đỏ và màu xám đậm hoặc chỉ thấy màu xanh lam và vàng.
Mù màu vàng – xanh: tình trạng này thường ít gặp hơn mù màu đỏ lục. Các màu sắc chủ yếu thấy trong trường hợp này là đỏ, xanh nhạt, hồng hoặc chỉ nhìn thấy xanh lá cây.Khó phân biệt màu sắc chỉ nhìn thấy màu xám: đây là trường hợp hiếm gặp nhất.
Mù màu đơn sắc: Bao gồm 2 loại, rối loạn tế bào hình que khiến người bệnh chỉ nhìn thấy 3 màu trắng đen xám. Và rối loạn tế bào hình nón làm cho người bệnh khó phân biệt được các màu
Mù màu có chữa khỏi không?
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi mù màu có chữa khỏi được không? Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị dứt điểm mù màu, đặc biệt là mù màu do di truyền. Một số cách giải quyết phần nào những bất tiện của mù màu đối với cuộc sống:
- Đeo kính dành cho người mù màu
- Học cách ghi nhớ màu sắc của các đồ vật trong cuộc sống, đặc biệt, ghi nhớ màu sắc của các cột đèn giao thông
- Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính dành riêng cho người bị mù màu.
- Trường hợp người mù màu là một đứa trẻ thì cần nói chuyện với giáo viên để giúp trẻ nhận diện màu sắc tốt hơn vì trẻ bị mù màu thường gặp khó khăn khi nhìn chữ trên bảng xanh lá hoặc khi đọc bài được in trên trang sách nhiều màu, nhiều mực.
Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp về bệnh lý mù màu có chữa khỏi được không? Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho mọi người.
(Theo Mắt Sài Gòn Đồng Tháp)