Tiêm thuốc nội nhãn là gì? Điều trị bệnh gì?

30-12-2024

Tiêm thuốc nội nhãn là gì? Điều trị bệnh lý gì? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tìm hiểu nhé. 

Tiêm thuốc nội nhãn là gì?

tiem-thuoc-noi-nhan

Tiêm thuốc nội nhãn là hình thức tiêm thuốc trực tiếp vào tiền phòng hay buồng dịch kính mắt, thuốc xuyên qua tròng trắng thấm vào phần dịch đặc trong mắt. Thuốc đặc trị được đưa vào dịch kính, thấm đến võng mạc và đến các cấu trúc khác trong mắt nhằm điều trị các bệnh lý nhãn khoa mà không tác động đến các cơ quan khách của cơ thể. 

Tiêm thuốc nội nhãn điều trị bệnh gì?

Tiêm thuốc nội nhãn

Tiêm nội nhãn được bác sĩ chỉ định trong các bệnh lý về đáy mắt như:

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh
  • Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hoặc thoái hóa điểm vàng do cận thị
  • Bệnh phù hoàng điểm do tắc mạch võng mạc
  • Bệnh Glôcôm tân mạch
  • Polip hắc mạc
  • Bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc
  • Người mắc các bệnh lý viêm bán phần trước, viêm nội nhãn, viêm hắc võng mạc do virus
  • Viêm màng bồ đào sau kéo dài
  • Một số bệnh lý đặc biệt khác theo chỉ định của bác sĩ

Có các loại thuốc tiêm nội nhãn nào?

Tiêm thuốc nội nhãn

BEVACIZUMAB (AVASTIN)

Avastin là loại thuốc kháng VEGF“ngoài danh mục” mà các bác sĩ Khoa mắt sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già và các bệnh lý đáy mắt khác.

RANIBIZUMAB (LUCENTIS) 

Là một loại thuốc kháng VEGF; thành phần là một mảnh của kháng thể đơn dòng và đã được chứng nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho điều trị bệnh phù hoàng điểm tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm thể ướt, và phù hoàng điểm do các bệnh lý mạch máu.

DEXAMETHASOME (OZURDEX) 

Là loại corticoid  được chế dạng  mảnh cấy hình que,  dùng một lần. Hiệu quả của thuốc kéo dài lên đến 180 ngày và đã được chứng nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trong điều trị phù hoàng điểm dạng nang (CME), phù hoàng điểm tiểu đường, và viêm màng bồ đào mắt.

TRIAMCINOLONE ACETONIDE

Là một corticoid. Đây là thuốc dùng ngoài danh mục. Hiệu quả của thuốc kéo dài lên đến 120 ngày.

KHÁNG SINH

Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Trong những trường hợp nặng như nhiễm trùng dịch kính (viêm nội nhãn), thuốc được tiêm vào mắt để trì hoãn sự khởi phát của tình trạng viêm nội nhãn và tiệt trùng trong khoang dịch kính.

Quy trình tiêm thuốc nội nhãn

quy trình tiêm thuốc nội nhãn
  1. Bệnh nhân được tư vấn và ký giấy đồng ý thực hiện tiêm thuốc nội nhãn
  2. Bác sĩ/Kỹ thuật viên kiểm tra đúng tên bệnh nhân, đúng mắt, đúng thuốc
  3. Bệnh nhân nằm ngửa, cố định đầu
  4. Bác sĩ nhỏ thuốc tê, giảm đau cho người bệnh khi thực hiện phẫu thuật
  5. Tiếp tục nhỏ sát trùng vùng mắt
  6. Bác sĩ mang găng vô trùng, trải khăn lỗ vô trùng lên mắt, đặt vành mi vô trùng vào mắt
  7. Đánh dấu vị trí TNN 
  8. Bệnh nhân nhìn ngược hướng với vị trí tiêm.
  9. Bác sĩ cầm bơm tiêm và bông tăm vô trùng
  10. Trong quá trình tiêm, bác sĩ cần tập trung cho thủ thuật. Người bệnh giữ im lặng và nghe theo hướng dẫn của Bác sĩ. 
  11. Thực hiện tiêm vào vị trí đã đánh dấu, từ từ bơm thuốc vào đúng vị trí cần thiết.
  12. Rút kim ra khỏi nhãn cầu trong khi đầu tăm bông vô trùng đè lên vị trí tiêm
  13. Rửa sạch sát khuẩn trên mắt.
  14. Kiểm tra nhãn áp và đảm bảo nhãn áp ổn trước khi bệnh nhân rời đi.

Ưu điểm của tiêm thuốc nội nhãn 

Ưu điểm của tiêm thuốc nội nhãn
  • Tiêm thuốc nội nhãn được cho là giải pháp điều trị các bệnh nhãn khoa mang lại hiệu quả tối ưu hơn cả khi ở giai đoạn sớm của bệnh, giúp cải thiện thị lực và ngăn chặn những chuyển biến xấu. 
  • Không bị hạn chế thực hiện ở cả các bệnh lý nhiều biến chứng như sẹo giác mạc, xuất huyết dịch kính, đục thủy tinh thể. 
  • Thời gian tiêm nhanh chóng, ít biến chứng, người bệnh không cần nằm viện, có thể về ngay trong ngày. 
  • Tiêm thuốc trực tiếp và mắt sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả cao trong điều trị bệnh ở mắt mà lại không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như tiêm hay truyền dịch thông thường. 

Nhược điểm của tiêm thuốc nội nhãn

nhược điểm
  • Lộ trình điều trị kéo dài có thể từ vài tháng (trường hợp bệnh nhẹ) đến 1 năm hoặc hơn (trường hợp nặng). Người bệnh cần tiêm đủ lộ trình mới có thể mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh. 
  • Mặc dù, phương pháp sẽ ít gặp biến chứng nhưng ở một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện các biến chứng sau tiêm từ nhẹ đến nặng. Các biến chứng thường gặp như: nhìn mờ, đau nhức mắt, chói mắt, mắt đỏ. Nếu gặp các trường hợp trên, người bệnh cần liên hệ ngay với Bác sĩ để được tư vấn. 
  • Cần được tiêm bởi Bác sĩ có chuyên môn và kỹ thuật cao để hạn chế các nguy cơ như xuất huyết, bong võng mạc, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, giảm thị lực, mất thị lực.

Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp về tiêm thuốc nội nhãn. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tiêm thuốc nội nhãn, đến ngay bệnh viện ở số 303 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, TP Cao Lãnh để được tư vấn nhanh nhất.

(Mắt Sài Gòn Đồng Tháp)

Ưu đãi mới
0356.633.303
DMCA.com Protection Status