Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không? Điều trị rung giật nhãn cầu như thế nào?

23-12-2024
rung giật nhãn cầu

Rung giật nhãn cầu là một bệnh lý thường mắc phải trong cuộc sống. Bệnh gây trở ngại sinh hoạt cho người mắc phải. Vậy rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tìm hiểu nhé.

Rung giật nhãn cầu là gì?

Rung giật nhãn cầu là những động tác dao động của nhãn cầu có sự lặp đi lặp lại có chu kỳ, không tự ý, theo nhịp hoặc không. Chuyển động có thể xảy ra ở chỉ một bên mắt hoặc cũng có thể là ở cả hai bên. Thông thường nó là chuyển động theo chiều ngang, ngoài ra cũng có thể là chuyển động theo chiều dọc hay xoay tròn.

Rung giật nhãn cầu thường đi kèm thị lực và nhận thức chiều sâu giảm, đồng thời nó có thể ảnh hưởng đến tính cân bằng và sự phối hợp.

Thông thường, rung giật nhãn cầu mang tính bẩm sinh và trở lên rõ ràng trong khoảng thời gian từ 6 tuần tuổi đến vài tháng tuổi, và tình trạng này có thể di truyền. Tuy nhiên, rung giật nhãn cầu có thể ảnh hưởng tới mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người bị rối loạn thần kinh.

Các loại rung giật nhãn cầu

Rung giật nhãn cầu sinh lý: 

Có nghĩa là tình trạng xảy ra rung giật nhãn cầu trong những hoạt động sinh lý của mắt. Nó thường không gây nên ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt và gồm có ba dạng là: rung giật nhãn cầu thị – động, rung giật nhãn cầu khi nhìn tận ngoài và rung giật nhãn cầu do kích thích tiền đình. 

Rung giật nhãn cầu bẩm sinh: 

xuất hiện vào lúc sinh. Khi bị tình trạng này, hai mắt của bạn chuyển động cùng nhau khi chúng đưa qua đưa lại (lắc lư như quả lắc). Hầu hết các loại rung giật nhãn cầu trẻ em cũng được phân loại là các dạng mắt lé, có nghĩa là mắt không nhất thiết hoạt động cùng nhau mọi lúc.. 

Rung giật nhãn cầu mắc phải: 

có thể do một loại bệnh (đa xơ cứng, u não, bệnh thần kinh đái tháo đường), tai nạn (chấn thương đầu), hoặc một vấn đề thần kinh (tác dụng phụ của thuốc) gây ra. Người ta đã biết là tăng thông khí, triệu chứng thấy chớp lóe trước một bên mắt, nicotin và thậm chí các rung động cũng gây ra rung giật nhãn cầu ở những trường hợp hiếm gặp.

Nguyên nhân gây ra rung giật nhãn cầu

Phẫu thuật rung giật nhãn cầu có hết bệnh? - Nhà thuốc FPT Long Châu
  • Yếu tố di truyền.

  • Bệnh về mắt: tật khúc xạ nặng, lé,…

  • Bệnh lý nội khoa: bệnh meniere, đột quỵ não,…

  • Chấn thương đầu.

  • Một số bệnh lý tai trong.

  • Do sử dụng thuốc chống động kinh.

  • Do bị nghiện rượu, dùng chất gây nghiện.

Cùng với đó, có 50% trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng làm xuất hiện tình trạng này.

Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không?

Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng không đến mức độ nguy hiểm tính mạng. Hội chứng này không thể biến mất hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát. Chăm sóc mắt đúng cách và điều trị theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng mắt rung giật đáng kể.

Điều trị rung giật nhãn cầu như thế nào?

  • Cho bệnh nhân đeo các loại kính để khắc phục tật khúc xạ nhằm cải thiện thị giác. 
  • Dùng các loại thuốc có tác dụng cải thiện chức năng thị giác, phòng ngừa viêm hay nhiễm trùng mắt. 
  • Tiêm botulinum toxin để hạn chế rung giật nhãn cầu khi tình trạng này ảnh hưởng đến thị lực. 
  • Phẫu thuật cơ vận nhãn nếu thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng do rung giật nhãn cầu.
  • Điều trị nguyên nhân gốc rễ cho bệnh nhân rung giật nhãn cầu mắc phải như: Trị viêm tai trong, phẫu thuật não nếu bị bệnh về não, trị mắt nhiễm trùng…

Trên đây là những chia sẻ của Mắt Sài Gòn Đồng Tháp về rung giật nhãn cầu. Nếu bạn và người thân đang có những triệu chứng như trên, đến ngay Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp ở số 303 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp để khám nhanh nhất.

(Theo Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp)

 

 

Ưu đãi mới
0356.633.303
DMCA.com Protection Status