Glaucoma (cườm nước) là gì? Biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng thị giác ra sao?

27-03-2024

Glaucoma hay cườm nước là bệnh lý về mắt nguy hiểm. Người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng thần kinh thị giác nếu không được điều trị kịp thời. So với cườm khô (đục thủy tinh thể) thì cườm nước có tỷ lệ mắc thấp hơn nhưng lại là nỗi lo ngại của nhiều người bệnh bởi mức độ điều trị khó, dễ biến chứng.

Glaucoma là gì?

Cườm nước hay tăng nhãn áp (tên khoa học là Glaucoma) là một bệnh lý nhãn khoa phổ biến ở người lớn tuổi. Trên thế giới hiện tại có hơn 64 triệu mắc glaucoma, tỷ lệ mù lòa do glaucoma đứng thứ hai chỉ sau đục thủy tinh thể. 

Nguyên nhân:

Glaucoma xảy ra khi thủy dịch trong mắt tăng làm tăng áp suất bên trong mắt. Thủy dịch là chất lỏng được sản xuất ra để nuôi dưỡng mắt, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, thủy dịch cần thoát ra ngoài thông qua các kênh thoát nước. Khi các kênh này bị tắc nghẽn, bí tắc, thủy dịch không thể thoát ra ngoài được. Trong khi đó, quá trình sản xuất thêm thủy dịch vẫn tiếp tục diễn ra. Càng nhiều thủy dịch tích tụ, không thể giải phóng ra ngoài sẽ gây nên tình trạng tăng áp suất bên trong mắt, từ đó gây tăng nhãn áp, tức cườm nước (glaucoma).

Thông thường, nguyên nhân gây cườm nước không thể xác định được. Ngoại trừ một số lý do phát sinh là biến chứng của viêm, khối u, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể hoặc tác dụng phụ của thuốc. 

glaucoma-goc-mo

Glaucoma góc mở

glaucoma-goc-dong

Glaucoma góc đóng

Phân loại:

Glaucoma được chia thành hai loại chính là Glaucoma góc mở và glaucoma góc đóng. 

  • Glaucoma góc mở: các ống dẫn trong vùng bè của mắt dần dần bị tắc nghẽn bởi các cặn nhỏ li ti tích tụ trong thời gian dài. Lúc này góc tiền phòng vẫn mở nhưng do tắc nghẽn nên sự thoát thủy dịch vẫn không đủ. Áp lực trong mắt từ đó tăng dần. 
  • Glaucoma góc đóng: các ống dẫn vùng bè bị che do góc giữa mống mắt và giác mạc quá hẹp, khiến thủy dịch không có lối thoát ra, gây nên sự tắc nghẽn. Tình trạng này có để diễn ra đột ngột (cơn cấp) hoặc thầm lặng (mạn tính) tùy tình trạng người bệnh.

Thông thường, glaucoma góc mở sẽ phổ biến hơn. Bệnh thường diễn ra thầm lặng, hầu hết người bệnh phát hiện bệnh đều ở giai đoạn gần cuối, cần điều trị khẩn.

Đối tượng có nguy cơ mắc glaucoma

Theo một số khảo sát và nghiên cứu cho thấy, các đối tượng sau có tỷ lệ mắc glaucoma cao hơn người khác. 

  • Đội tuổi từ 40 tuổi trở lên, hiện nay, bệnh cũng đang có dấu hiệu trẻ hóa.
  • Có người thân trong gia đình có tiền sử bệnh (do nguyên nhân di truyền)
  • Người sử dụng thuốc có thành phần corticosteroid lâu dài
  • Có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường
  • Có tiền sử mắc các tật khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị
  • Người bị chấn thương mắt hoặc có tiền sử phẫu thuật nhãn khoa
  • Bị cườm khô (đục thủy tinh thể) không điều trị kịp thời gây biến chứng

Dấu hiệu mắc glaucoma

Dấu hiệu nhận biết mắc glaucoma chia thành 2 tình trạng là khẩn cấp (đối với glaucoma góc đóng cơn cấp và bán cấp) và tiến triển chậm (đối với glaucoma góc mở hoặc glaucoma góc đóng mạn tính). Hai tình trạng này sẽ có quá trình và diễn biến bệnh khác nhau. 

so-sanh-mat-cuom-nuoc

Dấu hiệu mắt bị cườm nước (glaucoma)

Dấu hiệu tình trạng tiến triển chậm

  • Mắt nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vật sáng thấy có quầng xanh đỏ
  • Không hay cảm thấy đau nhức mắt, chỉ cảm nhận căng tức thoáng qua
  • Tầm nhìn sẽ hẹp dần, tối dần như nhìn thông qua đường hầm

Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, thị lực sẽ giảm dần theo quá trình tiến triển, thường người bệnh không phát hiện. Các biểu hiện xuất hiện không thường xuyên, chỉ thoáng qua khiến người bệnh chủ quan.

Dấu hiệu tình trạng cấp (cơn cấp hoặc bán cấp)

  • Mắt bị đau nhức đột ngột, đau dữ dội và lan đến vùng đỉnh đầu.
  • Nhãn cầu xuất hiện tình trạng căng cứng.
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều. 
  • Thị lực mờ dần hoặc thậm chí mất thị lực. 
  • Sợ ánh sáng, nhìn vào vật sáng thấy có quầng xanh đỏ, chói mắt.
  • Một số tình trạng cơ thể có thể xuất hiện khiến người bệnh lầm tưởng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi…. tương tự cảm sốt.

Đối với cơn cấp, bệnh sẽ diễn ra một cách đột ngột và kéo dài đến khi được điều trị. Còn với bán cấp, các triệu chứng đến đột ngột, kéo dài theo từng cơn theo vài phút đến vài giờ.

Biến chứng nguy hiểm của glaucoma

Glaucoma (cườm nước) là bệnh nguy hiểm, khi phát hiện cần điều trị ngay. Bởi nếu chậm trễ bệnh có thể dẫn đến các hệ lụy không ngờ. So với nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa – đục thủy tinh thể thì glaucoma chỉ đứng thứ hai, nhưng xét về mức độ nguy hiểm, thì glaucoma lại nguy hiểm hơn. 

Bởi glaucoma thường phát hiện muộn hoặc đến đột ngột, cả hai tình huống khi phát hiện đều cần được điều trị khẩn cấp. Khi ở giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nhanh, khi kéo dài có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. 

glaucoma-cuom-nuoc

Bên cạnh đó, quá trình chần chờ điều trị kéo dài kèm theo các triệu chứng đau nhức dữ dội khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần. Mặc khác, lúc này các dây thần kinh trong mắt cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng kéo dài, không những mất đi thị lực, người bệnh còn phải thực hiện loại bỏ toàn bộ nhãn cầu để tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. 

Phương pháp điều trị cườm nước

Để điều trị cườm nước, tùy vào mức độ mà có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật glaucoma (cườm nước) cũng có nhiều phương pháp như laser, cắt bè củng mạc, đặt ống dẫn.

  • Dùng thuốc: Với tình trạng nhẹ, giai đoạn mới phát triển thì bác sĩ sẽ ưu tiên cho người bệnh sử dụng thuốc nhỏ, thuốc uống để giúp giảm tắc nghẽn kênh thoát để thủy dịch thoát ra ngoài.
  • Phẫu thuật cườm nước: Khi điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả hoặc tình trạng bệnh cấp tính thì phẫu thuật cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Phương pháp phẫu thuật sẽ nhằm mục đích tạo ra kênh dẫn thủy dịch thoát ra ngoài, làm giảm áp lực trong mắt.

Tùy tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe, bệnh nền mà người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp. Hãy nên thường xuyên thăm khám, theo dõi bệnh và tham khảo ý kiến chuyên môn từ Bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý, ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị cườm nước tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp là đơn vị chuyên điều trị các bệnh lý nhãn khoa, trong đó có glaucoma (cườm nước). Bệnh viện đã thực hiện điều trị, phẫu thuật thành công nhiều trường hợp cườm nước với tỷ lệ hài lòng lên đến 95%. 

Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn châu Âu cùng quy trình chăm sóc chuyên nghiệp. Tự tin là lựa chọn tối ưu cho khách hàng trong khu vực khi điều trị Glaucoma. 

Để được tham khảo và tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ 0356 633 303 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 303 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Ưu đãi mới
0356.633.303
DMCA.com Protection Status