Đục thuỷ tinh thể là gì?

23-06-2023

 

Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người lớn tuổi. Bệnh mang đến nguy cơ suy giảm hay thậm chí là mất hoàn toàn thị lực nếu không kịp thời điều trị. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!

1. Đục thủy tinh thể là gì? 

Về cấu tạo mắt, thủy tinh thể có hình dạng như một thấu kính có hai mặt lồi và trong suốt. Chính vì có cấu tạo trong suốt nên thủy tinh thể giúp ánh sáng có thể đi qua mắt và hội tụ tại võng mạc. Từ đó, giúp ta có thể nhìn thấy được các vật xung quanh.

Đục thủy tinh thể (hay cườm khô, cườm đá) xảy ra khi thủy tinh thể vì một số nguyên nào đó mà dần mờ đục đi. Ban đầu có thể xuất phát từ điểm tròn đục nhỏ, nhưng lâu ngày sẽ dần lan rộng và bao trùm cả . Sự mờ đục của thuỷ tinh thể khiến ánh sáng không thể được truyền qua mắt một cách tốt nhất. Thị lực của người bệnh sẽ dần suy giảm yếu và cuối cùng dẫn đến mù lòa. 

2. Tại sao cần điều trị đục thủy tinh thể?

Đục thủy tinh thể không chỉ làm giảm thị lực, gây chứng mù lòa mà còn có thể mang đến các nguy cơ tử vong nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt, ở người lớn tuổi, khi hầu hết các cơ quan đều lão hóa và suy giảm chức năng gây nên các vấn đề về sức khỏe. Kết hợp với thị lực suy giảm do đục thủy tinh thể, khiến các hoạt động hằng ngày càng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Mặc khác, điều trị đục thủy tinh thể từ sớm sẽ rất quan trọng. Bởi bệnh càng lâu dài và phát triển có thể làm mất thị lực, cùng với đó là ngày càng lớn tuổi, người bệnh thường mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường,… Các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị đục thủy tinh thể: hạn chế phương pháp điều trị, khả năng phục hồi chậm, dễ gây biến chứng. 

3. Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể

  • Yếu tố di truyền: Trẻ em khi sinh ra cũng có thể mắc bệnh đục thủy tinh thể, điều này liên quan đến yếu tố di truyền. Hoặc những người có ông bà, ba mẹ, người thân có tiền sử các bệnh về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể đều có nguy cơ mắc bệnh. 
  • Về độ tuổi: Trong quá trình lão hóa, các cơ quan của cơ thể bị suy giảm chức năng, khiến cơ thể bị rối loạn. Từ đây, việc tổng hợp các chất dinh dưỡng cần cho thuỷ tinh thể không ổn định, gây thiếu hụt, có thể khiến thuỷ tinh thể suy yếu.

  • Tiền sử có chấn thương về mắt: Hiện tượng thủy tinh thể bị mờ đục có thể xuất hiện ngay sau khi người bệnh gặp các chấn thương về mắt. Thậm chí có thể sau nhiều năm, các chấn thương này khiến thủy tinh thể suy yếu và là tiền đề gây bệnh đục thủy tinh thể.
  • Mắc các bệnh lý liên quan: Đục thủy tinh thể là một dạng của biến chứng từ các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,… Những người có các bệnh lý này sẽ có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể cao hơn.
  • Thói quen dùng thuốc: Ngoài thành phần điều trị bệnh thì một số thuốc có thể mang đến tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu, amiodarone chống loạn nhịp, thuốc điều trị trầm cảm. Người có thói quen dùng các loại thuốc này thường xuyên sẽ mang nguy cơ mắc các bệnh về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể. 
  • Mắt chịu áp lực lớn: Mặc dù là cơ quan truyền ánh sáng giúp mắt nhìn thấy mọi vật, nhưng khi tiếp xúc với các chùm tia có năng lượng lớn như tia X, tia tử ngoại, tia hàn hay thậm chí là chùm ánh sáng gắt, chói và nhấp nháy liên tục cũng gây ảnh hưởng đến thủy tinh thể.

4. Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể

  • Giảm thị lực là dấu hiệu rò ràng và dễ nhận biết nhất. Người bị đục thủy tinh thể sẽ thường gặp tình trạng mờ mắt như có sương che trước mắt, khó nhìn và hay bị mỏi mắt khi nhìn quá lâu. 
  • Nhạy cảm với ánh sáng biểu hiện như thường xuyên bị chói, nhòa mắt khi nhìn vào ánh sáng, hay nhìn ở nơi có bóng râm sẽ rõ hơn là nơi có ánh sáng. 
  • Nhìn đôi, ở một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn một vật ra hai vật dù với tầm nhìn rõ. 

Người bệnh cần nhận biết được một số dấu hiệu cơ bản của đục thủy tinh thể. Khi nghi ngờ bệnh, có thể nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị sớm. 

5. Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể không thể điều trị bằng thuốc mà chỉ có thể phẫu thuật thay thủy nhân tạo mới. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Một ca phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp diễn ra nhanh chóng chỉ từ 5 đến 10 phút, người bệnh hoàn toàn có thể về ngay trong ngày, không cần nằm viện. Sau 24h, thị lực của người bệnh sẽ dần được phục hồi và thậm chí có thể rõ hơn đáng kể.

Sở hữu đội ngũ nhân viên y tế đầu ngành chuyên khoa mắt, cùng trang thiết bị phẫu thuật hiện đại, BV Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tự tin là một trong những đơn vị điều trị và phẫu thuật đục thủy tinh thể hàng đầu hiện nay. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn và thăm khám vui lòng liên hệ Hotline 0798 303 303 hoặc ghé qua Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp tại địa chỉ 303 Phạm Hữu Lầu, P.6, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp để được hỗ trợ. 

Theo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp

Ưu đãi mới
0356.633.303
DMCA.com Protection Status